Ý nghĩa việc chuẩn bị mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên dịp Tết

Ngày đăng: 06/07/2021

Mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên là thứ không thể nào thiếu được trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Hình ảnh mâm ngũ quả với rất nhiều màu sắc, trang trí kỳ công như vậy không chỉ để làm đẹp cho không gian thờ cúng mà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bạn đã hiểu hết ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua những chia sẻ dưới đây nhé.

Vì sao cần có mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên đầy đủ trong ngày Tết?

Mâm ngũ quả bàn thờ cúng gia tiên trong ngày Tết

Mâm ngũ quả bàn thờ cúng gia tiên trong ngày Tết

Tết đến xuân về là một trong những dịp lễ lớn nhất và kéo dài nhất của người Việt Nam. Đây là thời điểm chúng ta chào đón một năm mới với nhiều điều tốt đẹp, mới mẻ và may mắn hơn năm cũ. Cũng là dịp để anh em họ hàng, con cháu cùng nhau sum vầy, hỏi thăm sức khỏe, công việc của nhau,... 

Trên bàn thờ gia tiên của bất cứ một gia đình người Việt nào chúng ta cũng đều thấy sự xuất hiện của mâm ngũ quả. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà mâm ngũ quả có thể to hơn, lựa chọn những loại quả đắt tiền hơn nhưng lúc nào mâm ngũ quả cũng được bày ở giữa bàn thờ gia tiên. 

Theo tiếng Hán thì “ngũ” có nghĩa là 5, như vậy, rất đơn giản mâm ngũ quả là một mâm có 5 loại quả khác nhau, với 5 màu sắc khác nhau và ý nghĩa của mỗi loại quả được chọn để bày mâm ngũ quả cũng khác nhau. Việc trang trí mâm ngũ quả với mong ước có được nhiều sức khỏe, bình an, cuộc sống no đủ, sung túc và trường tồn. Đây là những điều mà bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào cũng muốn có được khi khởi đầu một năm mới.

Tuy nhiên, nếu xét theo phong thủy thì mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên còn là biểu tượng cho ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Mỗi hành sẽ được tượng trưng bằng một màu sắc khác nhau trên mâm ngũ quả. Âm dương ngũ hành chỉ khi đạt được sự cân bằng thì mới đem lại những điều tốt lành, may mắn cho gia chủ. Chính vì vậy, khi bày biện mâm ngũ quả trong ngày Tết, mọi người thường lựa chọn những màu sắc tương xứng để tạo nên tổng thể đẹp mắt và hài hòa nhất.

 Ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên ngày Tết

Ở mỗi vùng miền khác nhau thì mọi người có thể lựa chọn những loại quả khác nhau để bày trên mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên. Mỗi loại quả được lựa chọn sẽ mang một ý nghĩa riêng và kết hợp với nhau để hoàn chỉnh mâm ngũ quả với đầy đủ ý nghĩa tốt đẹp.

Chuối xanh

Đối với những gia đình ở miền Bắc thì đều đã biết rằng trong mâm ngũ quả không thể nào thiếu được nải chuối xanh. Màu xanh của chuối tượng trưng cho hành Mộc trong ngũ hành. Mọi người sẽ lựa chọn những quả chuối căng tròn, đều nhau giống như hình ảnh đôi bàn tay đang che chở, bảo vệ, đùm bọc lẫn nhau, mang đến sự bình yên, sung túc, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. 

Không những thế, nải chuối còn luôn luôn đặt ở dưới cùng để nâng đỡ những loại quả khác. Hình ảnh này càng thể hiện được sự nâng niu, bao bọc và yêu thương lẫn nhau. Đây đều là những điều vô cùng cần thiết trong mỗi gia đình.

Bưởi

Cùng với nải chuối xanh thì bưởi cũng là một loại trái cây quan trọng trong mâm ngũ quả miền Bắc. Chúng ta đều biết rằng mùa bưởi chín rộ nhất là vào dịp tết Trung Thu. Chính vì vậy, dân gian còn cho rằng quả bưởi là một loại quả may mắn, nó tượng trưng cho sự đoàn viên, sum họp của gia đình. 

Trong mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên, quả bưởi thường được đặt trên nải chuối xanh. Là hình ảnh tượng trưng cho phúc lộc dồi dào, viên mãn, mong cầu gia đình luôn được an khang, thịnh vượng trong năm mới.

Ý nghĩa của từng loại quả trong mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên ngày Tết

Ý nghĩa của từng loại quả trong mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên ngày Tết

Phật thủ

Phật thủ là loại quả có mùi thơm rất thanh khiết, nhẹ nhàng, thường được dùng để dâng lên thờ Phật hoặc ông bà tổ tiên vào những dịp lễ quan trọng. Theo quan niệm dân gian truyền lại, mùi hương của phật thủ sẽ giúp giữ chân Thần, Phật, gia tiên ở lại trong nhà, phù hộ độ trì cho gia đình gặp được nhiều điều may mắn, bình an suốt một năm.

Quất

Quả quất thường được dùng để trang trí xen giữa các loại quả khác trong mâm ngũ quả. Theo phát âm tiếng Hán thì “quất” có phát âm gần với chữ “cát”. Như vậy, sự xuất hiện của quả quất với ý nghĩa cầu cho năm mới đại cát đại lợi, cuộc sống sung túc, mọi người trong gia đình ăn nên làm ra. 

Màu vàng của quất chín còn giúp mang lại hạnh phúc, thịnh vượng và nhiều may mắn trong cuộc sống. 

Xoài

Người miền Nam thường phát âm “xoài” giống như “xài”. Đó cũng là lý do các gia đình lựa chọn quả xoài để bày biện mâm ngũ quả bàn thờ đứng ngày Tết. Gia đình nào cũng mong muốn rằng trong năm mới, công việc làm ăn được suôn sẻ, thuận lợi, thu về nhiều tiền tài đủ để tiêu xài cả năm, không còn lo lắng về việc thiếu thốn, khó khăn về tài chính.

Thanh long

Sắc đỏ của thanh long khiến ai cũng liên tưởng đến sự may mắn, một năm mới vạn sự tốt lành. Không những thế, quả thanh long còn có ý nghĩa là rồng bay lên, mang lại sự cát tường, thịnh vượng cho cả gia đình trong năm mới. 

Sung

Sung ở đây tượng trưng cho sự sung túc. Gia đình nào cũng luôn mong muốn được sum vầy, đoàn tụ bên nhau, không chỉ đầy đủ các thành viên mà còn là sự đủ đầy, sức khỏe dồi dào và tiền bạc rủng rỉnh cả năm. 

Đu đủ

Nhắc đến tên của loại quả này thì ai cũng đều sẽ nghĩ đến sự no đủ, thịnh vượng. Không cần mong ước gì cao sang, chỉ cần năm mới này, mọi người đều mạnh khỏe, cuộc sống no đủ, tiền bạc đủ xài đã là một niềm hạnh phúc. 

Sự khác biệt trong mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên 3 miền

Mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có nét văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng riêng nên việc trang trí mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi miền cũng sẽ có sự khác biệt. 

Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường có đủ 5 loại quả với 5 màu khác nhau như chuối màu xanh, bưởi hoặc phật thủ, cam, quất màu vàng, táo tây màu đỏ, đào hoặc lê màu trắng, nho, măng cụt màu đen. Trên thực tế, các loại trái cây ngày càng đa dạng nên việc bày biện mâm ngũ quả cũng được linh hoạt hơn rất nhiều. Người ta có thể lựa chọn nhiều loại quả hơn để bày mâm ngũ quả cho đẹp mắt, cân đối.

Nếu gia đình nào sinh sống ở miền Nam thì chắc hẳn cũng rất quen thuộc với những câu như “cầu vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ sung”. Theo đó, trên mâm ngũ quả bàn thờ cúng gia tiên ngày Tết miền Nam thường sẽ có các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. 

Sự khác biệt trong mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên 3 miền

Sự khác biệt trong mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên 3 miền

Về đến miền Trung thì do người miền Trung không quá câu nệ về mặt hình thức. Mọi người chú trọng đến việc thành tâm hơn, có gì cúng nấy, không nhất thiết phải bày mâm ngũ quả với đúng những loại quả đó, màu sắc đó. Ngoài ra, văn hóa miền Trung còn có sự giao thoa giữa hai miền Nam, Bắc nên gia đình nào khác giả còn bày đủ các loại quả từ chuối, mãng cầu, bưởi, dừa, xoài, sung,...

Việc chuẩn bị mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên ngày Tết đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu được của người Việt. Chính vì vậy, cho dù đi đến đâu thì mọi người vẫn luôn lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống ấy. Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi, mọi người đã hiểu hơn về ý nghĩa của mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên trong ngày Tết. Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy liên hệ với Gỗ Đẹp để được tư vấn chi tiết hơn.

Hãy liên hệ ngay với Xưởng Gỗ Đẹp để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất qua: 

Xem thêm:

  1. 3 HŨ ĐỂ BÀN THỜ THẦN TÀI Gồm Những Gì? Ý Nghĩa?
  2. Bàn Thờ Thần Tài Có 3 Ông Gồm NHỮNG AI? Có Ý NGHĨA Gì?
  3. Bài cúng trước bàn thờ cửu huyền thất tổ chuẩn nhất!
Viết bình luận của bạn:
icon icon icon