Những Thủ Tục Thay Bàn Thờ Gia Tiên Mới Chuẩn Phong Thủy

Ngày đăng: 06/07/2021

Thay bàn thờ gia tiên mới là công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình Việt. Phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng. Qua đó thể hiện lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên, những người đã sinh thành. Vậy khi thay bàn thờ gia tiên cần những gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây từ Xưởng Gỗ Đẹp nhé!

Khi nào nên thay bàn thờ gia tiên mới?

Khi nào nên thay bàn thờ gia tiên mới?

Khi nào nên thay bàn thờ gia tiên mới?

Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên và những người đã khuất. Mọi người thường không chịu dỡ bỏ hoặc thay thế bàn thờ cũ vì sợ ảnh hưởng đến người đã khuất, xúc phạm thần linh và mất mát tài sản của gia đình. Nhưng việc duy trì bàn thờ cũ không phải lúc nào cũng là điều tốt. 

Sau thời gian sử dụng lâu dài, bàn thờ cũ có thể gặp phải các vấn đề như mối mọt, xuống cấp không còn bền vững… hoặc gia đình chuyển đến nơi ở mới mà không thể đem theo hoặc không muốn dùng bàn thờ cũ. Do đó, để đảm bảo sự tôn nghiêm, trang nghiêm và lòng thành kính việc thay bàn thờ gia tiên mới sẽ đảm bảo nơi thờ cúng luôn ở trạng thái tốt nhất, trang nghiêm nhất. Điều này còn giúp gia đình luôn nhận được sự phù hộ của mệnh chủ, cuộc sống gia đình hòa thuận, sự nghiệp dồi dào.

Những nguyên tắc cần chú ý khi thay bàn thờ gia tiên mới

Chọn ngày thay bàn thờ gia tiên mới

Thay bàn thờ gia tiên cần có những gì? Điều đầu tiên gia chủ cần làm là lựa chọn ngày thay sao cho phù hợp cũng như chuẩn bị đầy đủ các lễ vật.

Nếu muốn thay bàn thờ mới, gia chủ nên xem ngày đặt bàn thờ. Việc chọn ngày thay bàn thờ mới phải dựa vào tuổi của gia chủ. Vì gia chủ là người đầu tiên trong gia đình có trách nhiệm thờ cúng. 

Nếu có ngày đặt bàn thờ thì cần phải sắm bàn thờ mới trước ngày làm lễ. Xem ngày tốt để mua bàn thờ luôn được tiến hành đầu tiên khi gia chủ có dự định thay bàn thờ cũ.

Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới

Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới

Đồ lễ thay bàn thờ gia tiên mới gồm những gì?

Trước khi tiến hành làm lễ, trên bàn thờ đứng gia tiên gồm những gì? Gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ và chu đáo đồ lễ. Lễ thay bàn thờ gia tiên cần có:

  • Một đĩa xôi và một con gà trống luộc hoặc thịt heo luộc

  • 5 quả trứng gà sống và 2 lạng thịt lợn vai để sống

  • Trầu cau

  • Rượu trắng

  • 1 đĩa muối

  • 1 đĩa gạo

  • Hoa tươi, tiền vàng, hương, nến

  • Quần áo quan, mũ, ngựa trắng bằng giấy

Lau dọn trước khi thay bàn thờ mới 

  • Gia chủ cần chuẩn bị chổi mới, khăn lau bàn thờ mới và nước bao sái bàn thờ với 5 loại thảo dược là quế, hồi, đinh hương, bạch đàn, gỗ vàng nhằm mục đích làm sạch đồ thờ.

  • Gia chủ cần chuẩn bị bàn trên phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt các bài vị. Nếu bàn thờ có bài vị tổ tiên với thần linh thì nên đặt ở hai vị trí khác nhau để không bị nhầm lẫn. Hạ bát hương, bài vị, đồ thờ vào nơi sạch sẽ đã chuẩn bị từ trước lau bụi, lau dọn bàn thờ, đồ thờ.

  • Các chuyên gia phong thủy khuyên nên chú ý lau từ trên xuống dưới và dùng khăn mềm khi lau tượng để không làm hỏng hoặc phai màu sơn. Đối với tượng đồng không được rửa bằng cồn, rượu, hóa chất để tránh đồng bị oxy hóa, gỉ và xanh, nhanh xuống màu. 

Lau dọn trước khi thay bàn thờ mới 

Lau dọn trước khi thay bàn thờ mới 

  • Khi lau không được di chuyển tượng, bát hương. Trong trường hợp bất khả kháng phải di chuyển tượng, đồ thờ, bát hương,… khi lau xong phải sám hối và đặt lại vị trí ban đầu. 

  • Nếu thường xuyên tỉa nhang thì không nên để nhiều nhang vì chân nhang là rác. Bàn thờ nhanh chóng trở nên bụi bặm. Sau khi lau sạch bụi, bước tiếp theo là thay nước trong bình hoa và nước cúng. Những bông hoa đã bị úa hoặc héo cần phải được thay thế ngay lập tức.

Văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới chuẩn xác và đầy đủ nhất 

Sau khi làm lễ thay bát hương xong, gia chủ phải khấn thần linh, tổ tiên để thắp hương và xin phép dỡ đồ thờ lên bàn thờ. Đọc văn khấn thay bàn thờ mới và xin các đài Âm Dương để xác nhận sự chứng giám và ưng thuận của quý vị. Dưới đây là bài văn khấn thay mới bàn thờ gia tiên mà bạn có thể tham khảo: 

" Nam Mô A Di Đà Phật!

 Nam Mô A Di Đà Phật!

 Nam Mô A Di Đà Phật!

 Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

 Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….

 Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)

 Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

 Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh   thông.

 Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ………………( gia chủ thể hiện mong cầu của mình với tổ tiên) "

 

Thông thường, việc thay bát hương và bàn thờ thường diễn ra trong cùng một ngày, trừ khi chủ nhà di chuyển quá xa. Vì vậy, nếu việc cúng lễ không trong một ngày, gia chủ cần sắm lễ mới khi cúng xin thay bàn thờ ở nhà cũ, và có mâm lễ tạ sau khi đã hoàn thiện việc bốc bát hương, thay bàn thờ ở nơi mới. Lúc lễ tạ, gia chủ phải vái 3 lạy rồi đọc bài văn cúng lế thay bàn thờ gia tiên mới

Cách xử lý bàn thờ gia tiên cũ

Thay bàn thờ mới đồng nghĩa với việc phải xử lý bàn thờ cũ chứ không thể để ở nhà được. Tuy nhiên, bàn thờ xưa rất linh thiêng nên bạn không thể vứt bỏ tùy thích. Vì vậy, bạn nên xử lý hợp lý như sau: 

Đối với bàn thờ gia tiên cũ được thay thế bằng bàn thờ gia tiên mới vì nhiều lý do từ chất lượng đến không phù hợp với không gian. Trước đây, cách xử lý bàn thờ cũ khi được thay bằng bàn thờ mới thường vứt bỏ bàn thờ cũ hoặc ném xuống sông với quan niệm mát mẻ.

Tuy nhiên, điều này là không nên vì nó có thể ảnh hưởng đến môi trường và để bàn thờ lộ thiên như một kiểu vứt rác. Điều này là bất kính với tổ tiên của chúng ta. 

Vì vậy, cần phải phân nhỏ bàn thờ cũ và đốt thành tro, tốt nhất nên chôn tro xuống đất hoặc rải tro xuống sông.

Những lưu ý khi thay bàn thờ gia tiên mới

Những lưu ý khi thay bàn thờ gia tiên mới

Những lưu ý khi thay bàn thờ gia tiên mới

Việc đầu tiên cần làm trước khi thay bàn thờ là phải xin phép thần linh, gia tiên. Sau khi cầu khấn xong, mới tiến hành lau dọn và loại bỏ từng thứ cần được thay thế. 

Điều đặc biệt quan trọng là không được tùy tiện vứt bỏ những thứ cần vứt bỏ trên bàn thờ. Phải được phân loại với những đồ dễ đốt cháy cần được hóa tro. Bàn thờ gỗ không dùng nữa có thể đốt hoặc thả xuống sông, nhưng lưu ý không làm ô nhiễm môi trường.

Theo các chuyên gia phong thủy, việc đổi bàn thờ cần lưu ý tránh những ngày xấu, chọn ngày giờ hợp với tuổi của gia chủ.

Bàn thờ mới cũng bày biện như cũ, sau khi thành tâm khấn vái sẽ an vị trên bàn thờ mới. 

Việc rút chân nhang rồi đổ tro bừa bãi bằng bát là điều cấm kỵ.

Bài viết là những chia sẻ Xưởng Gỗ Đẹp khi thay bàn thờ gia tiên mới hy vọng sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt với gia đình đang phân vân, lo lắng có nên thay bàn thờ cũ không. Nếu bạn còn có thắc mắc về việc thay bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật hoặc bàn thờ thần tài thì hãy liên hệ với chúng tôi để đươc tư vấn sớm nhất. Hãy theo dõi để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác từ Xưởng Gỗ Đẹp nhé! 

Hãy liên hệ ngay với Xưởng Gỗ Đẹp để được tư vấn và hỗ trợ nếu có bất cứ thắc mắc cần được giải đáp qua: 

Xem thêm các bài viết liên quan: 

  1. Ba hũ trên bàn thờ gia tiên là gì? Ý nghĩa và cách bố trí
  2. Bàn thờ gia tiên đặt hướng nào chuẩn phong thủy
Viết bình luận của bạn:
icon icon icon