Thắp hương ngày 5/5 và một số lưu ý gia chủ cần phải biết!

Ngày đăng: 26/05/2021

Thắp hương ngày 5/5 được xem là thói quen thờ cúng của người dân Việt Nam. Vậy ngày tết Đoan Ngọ 5/5 là ngày gì? Được bắt nguồn từ đâu? Thắp hương 5/5 cần chuẩn bị những gì? Có những tập tục gì ý nghĩa? Mời bạn đọc cùng tham khảo vài thông tin hữu ích dưới đây từ Xưởng Gỗ Đẹp nhé.

Tết Đoan Ngọ là gì? 

Được gọi bằng cái tên khác là tết Đoan Dương, đây là một ngày lễ truyền thống rơi vào 5/5 âm lịch của một số nước trên thế giới như Việt nam, Trung Quốc, Đài Loan,.. Tết Đoan Ngọ xuất phát từ lâu trong các nước phương Đông và trở thành thói quen thờ cúng hằng năm của mọi gia đình Việt. Thông thường, thắp hương ngày 5/5 được tổ chức vào buổi trưa từ 11h sáng đến 1h chiều theo phong tục dân gian.

Mâm thắp hương ngày 5/5

Mâm thắp hương ngày 5/5

Đối với những người dân Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn là lễ Tết giết sâu bọ. 5/5 là thời điểm chuyển mùa, có nhiều ẩm thấp và sâu bọ ăn hại. Vào ngày này, dân gian có rất nhiều tục để trừ sâu bọ với ước mong cây cối, màu vàng sẽ được bảo vệ, đem lại cuộc sống đủ đầy, ấm no cho tất cả muôn loài.

Tùy vào thói quen thờ cúng của từng miền để tổ chức thắp hương ngày 5/5 trên bàn thờ gia tiên đặc biệt tết Đoan Ngọ đóng vai trò quan trọng đối với những làng quê Việt Nam - nơi có nhiều mùa màng lúa nước. Nếu tết Nguyên Đán là lễ Tết lớn nhất năm, Tết Đoan Ngọ cũng được xem là một cơ hội tuyệt vời để gia đình, anh em bạn bè có cơ hội tụ họp sum vầy. 

Để chuẩn bị thắp hương ngày 5/5, các thành viên trong gia đình sẽ dậy từ sáng sớm để chuẩn bị đầy đủ lễ vật thờ cúng ông bà tổ tiên. Đây chính là thời điểm mọi vật sinh sôi nảy nở, hoa lá đâm chồi nên ý nghĩa của việc cúng tết Đoan Ngọ là mong muốn có vụ mùa bội thu. Sau khi cúng lễ ngày mùng 5/5 âm lịch, người dân tiến hành lễ diệt sâu bọ.

Ý nghĩa ngày mùng 5/5 đối với văn hóa người Việt

Tết Đoan Ngọ trải qua thời gian từ xa xưa đến nay vẫn không hề mai một trong lòng mỗi người dân đất Việt. Chắc hẳn trong chúng ta đã từng một lần được ăn lễ tết Đoan Ngọ với gia đình, tuy nhiên vẫn có một số người, đặc biệt là bộ phận giới trẻ vẫn chưa thực sự hiểu rõ giá trị và tinh thần trong ngày lễ này. Hãy cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa cũng như cách chuẩn bị để thắp hương ngày 5/5 đối với người dân Việt Nam. 

Ở nước ta một năm trôi qua có rất nhiều ngày lễ quan trọng, tuy nhiên Tết Nguyên Đán và Tết Đoan Ngọ được xem hai trong những ngày đặc biệt nhất đối với dân ta. Theo quan niệm của dân gian, sâu bọ là thứ luôn sinh sôi và phát triển hằng ngày. Không chỉ có số lượng sinh sản đông, sâu bọ có khả năng phát triển nhanh, điều này có thể gây hại cho mùa màng, thực vật cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ý nghĩa ngày 5/5 đối với văn hóa người Việt

Ý nghĩa ngày 5/5 đối với văn hóa người Việt

Thắp hương ngày 5/5 không đơn thuần mang ý nghĩa diệt sâu bọ mà còn là dịp để mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ với nhau. Trong ngày này, con cháu làm ăn xa xôi sẽ được về cùng gia đình mình, cùng ăn bữa cơm quen thuộc cùng với những món ăn đặc trưng trong ngày tết Đoan Ngọ.

Ngày mùng 5 tháng 5 thắp hương gì? Bên cạnh việc ăn rượu nếp, hoa quả, bánh, nếp cẩm,.. dân ta còn có những phong tục riêng. Tuy nhiên theo thời gian, để phù hợp với nét sống của con người thời nay, những phong tục đó dần được loại bỏ, chỉ giữ lại thói quen làm mâm cúng thông thường.

Mâm thắp hương mùng 5/5 gồm những gì? 

Tùy theo từng vùng miền sẽ có mâm cúng khác nhau trong ngày 5/5 hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ

Lễ cúng chuẩn bị 

Tuy rằng ngày lễ tết Đoan Ngọ đã có từ xa xưa nhưng không phải ai cũng thật sự am hiểu về cách bài trí vật phẩm trong ngày này. Nhiều gia đình không khỏi băn khoăn ngày mùng 5 tháng 5 thắp hương gì, thắp hương lúc nào thì đúng? 

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, họ cắt nghĩa ngày lễ tết Đoan Ngọ như sau: Đoan nghĩa là sự mở đầu, Ngọ là khung giờ buổi trưa từ 11h đến 1h chiều. Theo đó thời gian cúng trên bàn thờ truyền thống là tầm buổi trưa từ 11h đến 13h chiều. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của từng gia đình để mâm cúng ngày lễ được đầy đủ. Thông thường ngày nay, lễ thắp hương ngày 5/5 được chuẩn bị vào sáng sớm và mâm cơm cùng các vật phẩm sẽ ăn vào buổi trưa cùng ngày. 

Thắp hương ngày 5/5 gồm những gì ? Tùy theo văn hóa từng vùng miền để quyết định số món ăn trên mâm cơm cúng vào ngày lễ này. Tuy nhiên, gia chủ cần đảm bảo những sản vật dâng cúng ông bà tổ tiên bắt buộc phải có như Hương, hoa, vàng mã, nước và rượu nếp. 

Mâm thắp hương ngày 5/5

Mâm thắp hương ngày 5/5

Miền Bắc thường chuẩn bị gì cho ngày mùng 5 tháng 5?

  • Nước, rượu nếp

  • Hương, hoa, vàng mã

  • Hoa quả

  • Xôi, chè

  • Một số loại bánh.

Có gì thay đổi với phong tục của miền trung và miền nam không ? Nếu ở miền Bắc, cơm rượu được để rời để dễ ăn thì ở hai miền trong, cơm rượu nếp được vo tròn để có hình thù đẹp hơn. Ngoài ra, người dân miền Nam có phong tục ăn thịt vịt vào ngày này. Cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh, thịt vịt và heo quay có số lượng gia tăng hơn nhiều so với hằng ngày. 

Có những món ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

  • Bánh tro: Đây là loại bánh truyền thống mà bất kỳ nơi nào ở Việt Nam cũng có thể tìm mua. Bánh tro có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền, như bánh ú, bánh giò, bánh âm,... Bánh tro là loại gạo được ngâm trong nước tro, gói lại trong lá chuối để tạo mùi thơm dịu nhẹ rồi đốt bằng củi hoặc các loại rơm khô. Bánh tro ăn kèm với đường hoặc mật, ăn rất mát ruột và có vị thơm nhẹ. 

  • Rượu nếp: Đây là món không thể thiếu để thắp hương ngày 5/5. Được nấu từ loại men rượu đặc biệt, có vị thơm nhẹ và ngọt cay, cơm rượu không chỉ là món ăn ngon với dân ta mà còn là thứ diệt sâu bọ hiệu quả

Tùy theo thói quen ăn uống ba miền, cơm rượu được tạo hình khác nhau. Với miền Bắc, lối ăn uống đơn giản nên cơm rượu được để rời, miền trung ép cơm thành các khối nhỏ còn miền Nam vo tròn thành viên nhỏ. Chung quy lại, đây là món ăn ngon và vị không có nhiều thay đổi lắm so với ba miền.

  • Trái cây: Mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ không thể đầy đủ nếu thiếu đi một số loại trái cây quen thuộc như vải, mận, đào,... Đây là những trái có màu sắc đỏ rực rỡ, vừa tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho mâm cúng mà mang ý nghĩa tươi sáng, phát triển bội thu trong thời gian năm mới. Một số vùng miền trong có thể có thêm thịt vịt, thịt kho tàu để dâng lên cúng ông bà tổ tiên vào ngày này.

Có những món ăn gì Tết Đoan Ngọ

Có những món ăn gì Tết Đoan Ngọ

Văn khấn thắp hương ngày 5/5

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo (cha), Hiển tỷ (mẹ), chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo (ông), Tổ tỷ (bà)).

Tín chủ chúng con là: ……………………

Ngụ tại: ……………

Hôm nay là ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những lưu ý gia chủ cần biết ngày tết Đoan Ngọ

Những kiêng kỵ ngày Tết Đoan Ngọ

Những kiêng kỵ ngày Tết Đoan Ngọ

Thắp hương ngày 5/5 là thời điểm đất trời có sự giao thoa, biến chuyển sang năm mới, gia chủ cần lưu ý một số mẹo về phong thủy để tránh tà khí và những điều không may mắn xảy đến

  • Nên mua những loại trái cây có màu sắc nổi bật để trừ tà khí và điềm xấu.

  • Để phòng tránh cho trẻ em khỏi những điều không may, người lớn thường sử dụng chỉ nhiều màu như đỏ, vàng, xanh,.. để đeo vào tay trẻ nhỏ hoặc buộc vào gần nơi ngủ của trẻ.

  • Lưu ý xếp giày dép gọn lại trên tủ, không để mũi giày hướng vào trong sẽ dẫn tà khí vào nhà.

  • Tránh dừng lại lâu ở những nơi vắng vẻ, âm u vì dễ tạo cơ hội ma quỷ quấy rối.

  • Nên có nước trà để uống, giúp sức khỏe tốt hơn trong màu chuyển giao thời tiết này.

  • Nên giữ lại gỗ đào hoặc cành đào từ Tết Nguyên Đán để sử dụng qua ngày lễ này để đảm bảo sức khỏe gia đình.

Hy vọng bài viết vừa rồi của Xưởng Gỗ Đẹp chia sẻ tới quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ và ý nghĩa của ngày mùng 5 tháng 5. Hơn thế nữa là cách chuẩn bị đồ lễ và các thắp hương ngày 5/5  sao cho đúng và chuẩn nhất. 

Hãy liên hệ ngay với Xưởng Gỗ Đẹp để nhận được sự tư vấn và báo giá sớm nhất qua:

 Xem thêm:

  1. Nên thắp hương vào giờ nào trong ngày và Lưu ý quan trọng

  2. Ý nghĩa về thắp hương gà trong văn hóa tâm linh người Việt

  3. Nghi thức thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương

Viết bình luận của bạn:
Bình luận (1 bình luận)
binh-luan

arrarry

08/06/2022

levitra soft tabs online Gaudnb [url=https://newfasttadalafil.com/]cialis without a doctor's prescription[/url] Acheter Levitra Effet Secondaire Jnfpfm fake cialis safe Cialis Rvsufi https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Tspcps

icon icon icon