Bật mí cách bố trí bàn thờ ông địa thu hút tài lộc năm 2023

Ngày đăng: 01/08/2023

Trong việc làm ăn, kinh doanh, buôn bán, dù lớn hay nhỏ thì các gia chủ đều cần có bàn thờ ông địa thần tài. Vậy làm sao để có cách bố trí bàn thờ ông địa, thần tài được chuẩn phong thủy nhất mang lại sự may mắn, thuận lợi, cát lộc? 

Đó là câu hỏi của hầu hết các gia chủ đang kinh doanh, buôn bán,... Mời quý gia chủ đến với bài chia sẻ dưới đây của Xưởng gỗ đẹp về cách bố trí bàn thờ ông địa nhé!

Ý nghĩa thờ cúng bàn thờ ông địa, ông thần tài

Theo quan niệm xưa, thờ cúng thần tài đã trở thành nét đẹp trong phong tục truyền thống của nhiều gia đình ở Việt Nam, đặc biệt hơn với những nơi diễn ra hoạt động buôn bán, kinh doanh. 

Việc thờ cúng ông địa, ông thần tài này không những giúp gia chủ giữ nhà, giữ cửa mà còn thu hút tài lộc, cát trạch. Tuy nhiên, quý gia chủ cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định trong cách bố trí bàn thờ ông địa để đem lại cuộc sống sung túc cho gia đình của mình.

Bàn thờ ông thần tài, ông địa phải được đặt dưới đất, nơi có thể nhìn rõ tất cả các vị trí trong nhà. Bởi trong phong thủy, bàn thờ được thiết kế sát đất sẽ giúp ông địa nắm bắt được tình hình của gia chủ. Từ đó, dễ dàng giữ của cải, giúp gia đình gia chủ làm ăn phát tài, phát lộc, gặp nhiều may mắn.

Ngoài ra, nếu gia chủ đang kinh doanh, buôn bán, nên bố trí ông địa ở những nơi mà các vị thần có thể quan sát được tất cả khách hàng. Các vị trí đặt bàn thờ ông thần tài được ưu tiên như là: sau cánh cửa, cửa ra vào,...

Bài trí bàn thờ ông địa - thần tài là một việc quan trọng trong thờ cúng thần tài 

Cách bố trí bàn thờ ông địa, ông thần tài sao cho đúng?

Để giải đáp thắc mắc trên, mời quý gia chủ tham khảo nội dung dưới đây vì cách trang trí bàn thờ ông địa thần tài đúng cách là việc quan trọng nhất trong lúc lập bàn thờ.

  • Theo hướng nhìn trực diện: Nên đặt vị trí ông địa bên phải và ông thần tài là bên trái.

  • Vị trí đặt hũ muối, hũ gạo và bát nước: Ở giữa hai ông thần, hũ muối bên phía ông thần tài, bên phía ông địa là hũ gạo, ba hũ này để thờ đến cuối năm mới thay.

  • Vị trí của bát hương: Vị trí của bát hương là giữa hai ông thần tài và ông địa, khi bốc bát hương phải chọn ngày tốt. Người ta thường dùng keo gắn cố định bát hương lại để ổn định làm ăn. Nếu trong lúc dọn dẹp, vệ sinh không nên làm xê dịch vị trí của bát hương vì sẽ làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, làm ăn của gia chủ.

  • Vị trí đặt hoa và trái cây: Lọ hoa thường được đặt bên phía ông Địa, còn bên Phía ông thần tài sẽ đặt đĩa trái cây.

  • Tô sứ: Các bạn nên sử dụng một chiếc tô sứ ở phía ngoài cùng trên mặt đất, có lòng nông và đổ nước đầy kèm những bông hoa trên mặt nước. Điều này có ý nghĩa rằng giữ tiền, của cải không để trôi đi.

  • Tượng ông Di Lặc, câu chú: Các câu chú Phạn Tự hoặc tượng ông Di Lặc nên đặt trên nóc bàn thờ. Với mục đích quản lý các vị thần không được làm điều sai trái.

  • Vị trí tượng Ông Cóc: Hãy để tượng quay đầu ra ban sang và quay đầu vào ban tối nhằm rước lộc vào nhà.

  • Tỏi: Trong dân gian thường quan niệm rằng đặt tỏi giúp Ông Địa trừ bài “đạo chích vong binh”, chống các Tà Sư làm điều ác, phá hoạt bàn thờ bằng những lời ngải hoặc bùa chú. Vì vậy, gia chủ nên đặt kèm một đĩa tỏi có 5 củ còn tươi nguyên hoặc một bó tỏi là một cách trang trí bàn thờ ông Địa, ông Thần Tài.

Cuối cùng, nguyên tắc vô cùng quan trọng trong cách bố trí bàn thờ ông Địa ông Thần Tài đó là từ bàn thờ, Thần Tài phải cai quản, bao quát được hết sự ra vào và công việc buôn bán, làm ăn của gia chủ. 

Ngoài ra, gia chủ có thể áp dụng phương pháp Điểm Thần Sát để chọn ra các cung quý nhân, thiên lộc để bố trí bàn thờ ông địa một cách hợp lý nhất.

Sơ đồ cách bố trí bàn thờ ông địa, ông thần tài chuẩn phong thủy 

Các vật phẩm để trang trí cho bàn thờ ông địa

Để bài trí bàn thờ ông địa, đầu tiên gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm để thờ cúng tạo ra nơi cúng bái linh thiêng và trang nghiêm. Vì thế, bàn thờ ông thần tài và ông địa sẽ gồm các vật phẩm sau đây:

  • Tượng thần tài và thổ địa: Chọn lựa tượng có kích thước phù hợp theo kích cỡ của bàn thờ.

  • Bài vị: Quý gia chủ nên chọn mẫu bàn thờ được mạ vàng 24K để tạo nên không gian thờ cúng sang trọng và tôn nghiêm.

  • Bộ lư, đĩa, bia: Trong đó gồm lư hương, dĩa trái cây, áng 5 ly, bình hoa, 3 hũ gạo, muối, nước, ống hương,...

  • Đèn trang trí chiêu tài: Đây là một trong những vật phẩm cần có để thu hút tài lộc.

  • Cây chiêu tài: Đây là biểu tượng đem lại sự giàu sang, sung túc, phú quý cho gia chủ.

  • Cóc thiềm thừ: Con cóc có thể hóa hung thành cát, đem đến sự tài lộc, cát trạch cho gia đình.

  • Tỳ hưu: Đấy là linh vật thích ăn vàng bạc, châu báu nên trong quan niệm dân gian xưa, linh vật này có thể giúp gia chủ bảo quản của cải và ngày càng thịnh vượng hơn.

  • Phật ông Di Lặc: Khi đặt tượng lên trên bàn thờ ông địa, ông thần tài cũng mang đến ý nghĩa phong thủy rất quan trọng.

Tuy nhiên, cho dù dùng cách bố trí bàn thờ ông địa ông thần tài như nào thì gia chủ cũng luôn vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng với không gian phía trước mặt bàn thờ. 

Bên cạnh đó, quý gia chủ nên chuẩn bị 1 lọ nước hoa thơm dịu nhẹ đặt cạnh bàn thờ, thi thoảng xịt để đánh tan những loại mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến không gian thờ cúng.

Những lưu ý phải nhớ trong cách bố trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài

Lễ cúng mặn

Đây là ngày lễ được diễn ra vào ngày mùng 1 của các tháng Âm lịch. Để thể hiện tâm ý, gia chủ cần chuẩn bị một số món ăn trong mâm cúng:

  • 5 loại trái cây

  • 5 nén hương

  • 5 ly rượu

  • 2 điếu thuốc lá

  • 2 cây đèn cầy

  • 1 quả trứng vịt luộc

  • 1 con tôm luộc

  • 1 miếng thịt ba chỉ luộc

Lễ cúng chay

Khi thực hiện cách bố trí bàn thờ ông địa ông thần tài trong ngày lễ cúng chay, gia chủ cần chú ý, đảm bảo là không có món mặn trong mâm cúng. Và dưới đây là những thứ cần có trong mâm cúng:

  • 5 loại trái cây (có quả dừa)

  • 5 nén hương

  • 5 ly rượu

  • 2 điếu thuốc lá

  • 2 cây đèn cầy

  • 2 miếng vàng bạc đại

  • Một ít bánh ngọt

Thỉnh thổ địa - thần tài

Trước khi thỉnh ông thần tài, ông địa về, gia chủ cần phải bọc khăn đỏ, lau chùi sạch sẽ, đưa vào chùa xin ngày tốt để an vị. Mặc dù cách bài trí bàn thờ ông địa có đúng nhưng không xem được ngày tốt lành thì may mắn cũng khó tìm đến. 

Hơn nữa, gia chủ nên chọn ông thần tài, ông địa cẩn thận, kỹ càng, không bị sứt mẻ để tránh gặp điều xui xẻo.

Lưu ý sau khi cúng

Ông thần tài, ông địa là những vị thần linh thiêng nên vật phẩm sau khi cúng không được vứt hay đổ bỏ mà phải thực hiện như sau:

  • Giữ lại gạo, muối và tránh vứt bỏ bừa bãi

  • Đốt tiền vàng ở ngoài nhà

  • Tưới nước và rượu vào nhà sau khi đã cúng xong để đón lộc

  • Nếu là mâm cúng mặn thì bộ tam sên nên giữ lại, tránh cho người ngoài.

Bài cúng thần tài

Mỗi một nghi lễ cúng bái đều có bài văn tế khác nhau; chính vì vậy, ngoài việc thực hiện đúng cách bố trí bàn thờ ông địa thần tài, gia chủ nên chuẩn bị sẵn một bài văn tế điền ngày tháng, năm, tên, tuổi,... như sau:

 

Bài văn cúng thần tài, thổ địa

Chọn lựa cách bố trí bàn thờ ông địa, ông thần tài hợp phong thủy sẽ giúp ích trong việc kinh doanh, buôn bán gặp nhiều thuận lợi, suôn sẻ, may mắn và tài lộc ùa đến. Hy vọng những chia sẻ chi tiết và cụ thể trên đây của Xưởng gỗ đẹp sẽ giúp ích cho gia chủ trong việc bố trí và thờ cúng ông thần tài, ông địa trong gia đình mình nhé!

 

 

Viết bình luận của bạn:
icon icon icon