Bàn thờ ngày Tết miền Nam - Văn hóa truyền thống tâm linh

Ngày đăng: 31/07/2023

Bàn thờ ngày Tết miền Nam không chỉ là nơi tôn vinh các ông bà, tổ tiên đã khuất mà còn là chiếc cầu nối vô hình giao hòa giữa hai cõi âm dương. Đây là nơi thể hiện sâu sắc niềm tin tâm linh của người Việt, gắn kết tình cảm gia đình và duy trì những giá trị truyền thống từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hãy cùng Xưởng Gỗ Đẹp tìm hiểu về giá trị tinh thần ẩn chứa trong nét đẹp văn hóa này qua bài viết dưới đây. 

Ý nghĩa và giá trị tâm linh của bàn thờ ngày Tết miền Nam 

Người xưa có câu: “Niên hữu tứ thời, xuân tại thủ. Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên”. Có nghĩa là trời đất có bốn mùa thì mùa xuân là mùa đầu tiên, con người có trăm hạnh thì hiếu hạnh là trên hết. Đây cũng là đạo lý của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, luôn lấy hiếu nghĩa làm gốc và là thước đo của chuẩn mực đạo đức. Vì thế, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, việc trang trí bàn thờ là một nét đẹp văn hoá tâm linh, thể hiện hiếu đạo “uống nước nhớ nguồn” tới tổ tiên và ông bà, người thân đã mất. 

Bàn thờ ngày Tết miền Nam có những đặc trưng riêng khác với những vùng miền khác. Việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam không chỉ là một nghi lễ tôn kính tổ tiên mà còn thể hiện tín ngưỡng, sự đa dạng và nét đẹp của văn hóa miền Nam. Đây cũng là dịp để mỗi gia đình cùng nhau gắn kết, tôn vinh truyền thống và tạo ra một không gian ấm áp, hân hoan trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Bàn thờ ngày Tết miền Nam mang nét đẹp riêng của văn hóa miền Nam 

Bàn thờ ngày Tết miền Nam mang nét đẹp riêng của văn hóa miền Nam 

Bàn thờ ngày tết miền Nam có điểm gì đặc biệt?

Người Việt ta vô cùng coi trọng ngày Tết, vì vậy, việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam không thể qua loa hoặc sơ sài. Những bàn thờ được trang trí cầu kỳ trước tiên là vì tính thẩm mỹ, sau đó là để thể hiện lòng tự hào về truyền thống văn hóa và sự tôn kính đối với tổ tiên. Mỗi chi tiết trên bàn thờ đều được chuẩn bị tỉ mỉ, bài trí tinh tế để tạo nên không gian tâm linh ấm cúng và trang trọng.

Tổng hợp: [+999] Mẫu bàn thờ đứng giá rẻ đang được ưa chuộng nhất năm 2024

Bàn thờ ngày Tết miền Nam bao gồm những gì? 

Mâm ngũ quả 

Dù là miền Bắc hay miền Nam, ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả, tuy nhiên trên bàn thờ ngày Tết miền Nam, thường chú trọng đến hoa quả hơn, và những loại quả được chọn đều mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Tuỳ thuộc vào điều kiện và sở thích mà mâm ngũ quả của các gia đình sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết miền Nam cổ truyền sẽ bao gồm những loại quả như: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, và xoài.

Mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết miền Nam mang ý nghĩa đặc biệt

Mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết miền Nam mang ý nghĩa đặc biệt

Mâm cơm cúng 

Mâm cơm gia tiên ngày Tết của mỗi vùng miền sẽ có những món đặc trưng, sản vật riêng. Khác với miền Bắc, bàn thờ ngày Tết miền Nam thường có bánh tét (giống như bánh chưng trên bàn thờ tết ở miền Bắc), thịt kho hột vịt, canh măng, gỏi tôm thịt, chả giò, nem,...v.v 

Ngoài ra, các gia đình còn chuẩn bị thêm bánh kẹo Tết, mứt, rượu vang… để tiếp đón khách đến nhà thêm nồng nhiệt, và cũng là để năm mới thêm ngọt ngào. 

Ý nghĩa đặc biệt của các vật phẩm trên bàn thờ ngày Tết miền Nam 

Về mâm ngũ quả, các loại quả này mang ý nghĩa cầu một năm mới phát triển, sức khoẻ dồi dào và cuộc sống sung túc. Mỗi loại quả đều mang ý nghĩa riêng vô cùng đặc biệt: 

  • Mãng cầu: cầu gì được nấy.

  • Sung: tượng trưng cho sự sung túc, no đủ.

  • Dừa: ý là vừa đủ, không thiếu không thừa.

  • Đu đủ: tượng trưng cho sự đầy đủ, trọn vẹn. 

  • Xoài: có ý nghĩa tiền xài quanh năm.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết miền Nam còn bắt nguồn từ thuyết ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Ngoài ra, năm loại quả này còn tượng trưng cho ước mong: Phú (giàu có) – Quý (sang trọng) – Thọ (sống lâu) – Khang (khoẻ mạnh) – Ninh (bình an).

Về ý nghĩa của mâm cơm cúng trên bàn thờ ngày Tết miền Nam, đây là phần quan trọng thể hiện tấm lòng của con cháu dâng lên tổ tiên, cũng như báo cáo những công việc đã làm được và chưa làm được trong năm cũ. Mâm cơm càng tươm tất càng chứng tỏ lòng thành của con cháu, cầu mong an lành và hạnh phúc trong năm mới. Nó cũng tượng trưng cho sự đoàn viên, sum vầy của gia đình. Bàn thờ ngày Tết miền Nam mang những nét đặc trưng riêng của người Nam Bộ. Những món ăn đều là những đặc sản ngon nhất được chế biến tỉ mỉ, khéo léo.

Những món ăn trên mâm cơm cúng bàn thờ ngày Tết miền Nam đều là những món đặc sản Nam bộ 

Những món ăn trên mâm cơm cúng bàn thờ ngày Tết miền Nam đều là những món đặc sản Nam bộ 

Nguyên tắc trang trí bàn thờ ngày tết ở miền Nam 

Trên bàn thờ ngày tết miền Nam thường có di ảnh ông bà và tổ tiên đã mất, nhằm để tưởng nhớ và tri ân. Đồ thờ trên bàn thờ cũng tương tự như miền Bắc, bao gồm lư hương đồng ở giữa, cặp chân đèn, bát nhang, sau đó là kỷ nước. Sự độc đáo và khác biệt của bàn thờ miền Nam so với các vùng miền khác đó là có một bộ tách trà để các bề trên ngồi thưởng thức. 

Phía trước bàn thờ ngày Tết miền Nam thường có bàn hình vuông hoặc chữ nhật để bày đồ cúng cho người đã khuất, thường là những món ăn mà họ thích khi còn sống. Ngoài ra, ở vị trí trên tường sát bàn thờ thường treo bức tranh sơn thủy. Những bức tranh này thường có các mẫu cảnh mùa xuân với cây cỏ như hoa mai, trúc, sen... để tượng trưng cho sự tươi mới, phồn thịnh và may mắn.

Bàn thờ miền Nam thường được làm từ các loại gỗ quý như gỗ đỏ, gỗ mật,... và được chạm khắc các họa tiết như tứ linh, nhị thập tứ hiếu, tượng trưng cho các giá trị truyền thống và đạo đức trong gia đình. Gia đình có điều kiện thường bổ sung một số món đồ gỗ khác như ghế ghi thờ, tạo thêm sự trang trọng và đặc biệt cho không gian thờ cúng. 

Thời điểm trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Nam

Việc trang hoàng và làm mới ngôi nhà, đặc biệt là trang trí bàn thờ ngày tết miền Nam thường được thực hiện vào những ngày giáp Tết. Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, việc này có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị đón mừng năm mới.

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo về trời hàng năm, do đó, người Việt thường sẽ lau dọn và trang trí bàn thờ trước đó để đón các bậc tổ tiên về trong những ngày Tết. Hành động này có ý nghĩa tôn kính và tri ân đối với tổ tiên, cũng như chuẩn bị sẵn sàng để chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng. 

Người miền Nam thường có thói quen trang trí bàn thờ ngày Tết sớm 

Người miền Nam thường có thói quen trang trí bàn thờ ngày Tết sớm 

Những lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam 

Lưu ý

  • Lập kế hoạch lau dọn và trang trí sớm: Bàn thờ ngày Tết miền Nam có ý nghĩa rất thiêng liêng, vì vậy trong những ngày trước Tết, hãy lập kế hoạch lau dọn bàn thờ từ sớm để tránh những việc phát sinh hay rủi ro không mong muốn. Tốt nhất nên bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Công ông Táo về trời). 

  • Ưu tiên dọn bàn thờ Phật trước: Nếu gia đình có bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên, hãy ưu tiên dọn bàn thờ Phật trước rồi mới đến bàn thờ gia tiên.

  • Thắp hương xin phép trước khi lau dọn: Trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ, hãy thắp hương để xin phép thần linh và gia tiên, sau đó mới đem những vật thờ cúng trên bàn thờ xuống để lau dọn.

  • Đặt đúng vị trí các vật thờ cúng: Riêng các bức tượng và bát hương, cần phải thắp hương để xin phép trước khi xê dịch và khi lau dọn xong thì đặt đúng vị trí cũ. Dọn từ trên cao xuống để tôn trọng vị thế của các vật phẩm thờ cúng.

  • Trang phục khi lau dọn: Khi lau dọn, trang trí bàn thờ, hãy mặc trang phục nghiêm trang, chỉn chu và tắm rửa sạch sẽ.

  • Sử dụng khăn sạch để lau dọn: Hãy dùng khăn sạch để lau, tránh sử dụng khăn bẩn hay đã qua sử dụng để không mạo phạm với bề trên và tránh làm bẩn vật phẩm thờ cúng.

  • Tuân theo nguyên tắc "Nhất vị, nhị hướng": Theo phong thủy, đặt bàn thờ tại các cát cung của thuật định vị Cửu Cung Thần Sát như: Quý Nhân, Dương Quý Nhân, Thiên Lộc, Thiên Mã. Bát hương đặt ở vị trí trung tâm, tiếp đến là mâm ngũ quả và kỷ nước.

  • Rút chân hương cẩn thận: Khi rút chân hương, hãy rút từ từ, không nên cầm cả nắm để rút để tránh gây tình trạng rơi hoặc đổ bát hương. Những chân hương đã rút ra nên đem đốt thành tro chứ không nên vứt vào sọt rác.

  • Sử dụng hoa quả tươi: Hoa quả thắp hương nên là hoa quả tươi. Tránh sử dụng đồ héo hay giả để không làm mất đi sự thành tâm và không gian thờ.

Kiêng kỵ 

Bên cạnh những điều cần lưu ý, không thể thiếu những việc cần tránh, điều cấm kỵ khi chuẩn bị và trang trí bàn thờ ngày tết miền Nam:

  • Tránh làm hỏng bát hương: Bát hương mang ý nghĩa tâm linh cao quý, là nơi gia tiên "cư ngự". Khi lau dọn, hãy cẩn thận để không xê dịch hay làm đổ bát hương, tránh việc làm vỡ.

  • Không đổi chỗ vật phẩm thờ cúng: Để đảm bảo sự tôn trọng và cúng dường đúng cách, không nên đảo lộn hoặc xếp sai chỗ các vật phẩm thờ cúng so với vị trí ban đầu.

  • Hạn chế sử dụng đèn điện sáng quá: Một số gia đình có thể dùng đèn điện thay cho đèn dầu trên bàn thờ. Tuy nhiên, tránh chọn màu sắc quá sáng hay rực rỡ. Tốt nhất nên chọn đèn màu vàng hoặc đỏ để tạo cảm giác ấm cúng và trang nghiêm trong không gian thờ.

Nhìn chung, bàn thờ ngày Tết miền Nam là một di sản văn hóa tinh túy, thể hiện tinh thần biết ơn và tôn kính tổ tiên, cũng như là cơ hội để gia đình đoàn viên, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống trong năm mới. Qua bài viết này, https://xuonggodep.vn/ hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về nét đẹp văn hóa này, từ đó biết trân trọng cũng như bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Viết bình luận của bạn:
icon icon icon