Văn khấn 30 Tết chính xác nhất theo phong thủy

Ngày đăng: 26/06/2021

Mỗi dịp năm mới Tết các gia đình thường chuẩn bị lễ và bài cúng khấn đêm 30 để thể hiện lòng thành đối với tổ tiên. Cùng Xưởng Gỗ Đẹp tìm hiểu cúng Tất Niên cuối năm cần những gì? Mâm cúng Tất Niên có gì đặc biệt? Văn khấn 30 Tết chuẩn như nào? Đồng hành cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa lễ cúng đêm 30 Tết

Lễ Tất Niên thường sẽ được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết âm lịch. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên gia đình, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để nhìn lại một năm đã qua, cùng nhau đón giao thừa và chúc mừng năm mới.

Các gia đình tận hưởng bầu không khí ấm cúng, tràn ngập niềm vui khi được quây quần bên các thành viên trong gia đình sau một năm làm việc tất bật và chạy đua với cuộc sống.

Cúng Tất Niên và văn khấn 30 Tết cũng thể hiện một nếp đẹp tâm linh của người Việt.

Vào những ngày cuối năm, mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, tươm tất coi như việc xua đuổi đen đủi năm cũ và đón chào một năm mới bình an, hạnh phúc và vui vẻ.

Đầu tiên phải lau chùi, dọn dẹp và bày trí bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi và đèn nến.

Sau đó trang hoàng nhà cửa với các loại cây đặc trưng ngày Tết như hoa mai, cành đào, chậu quất,…

Ý nghĩa lễ cúng đêm 30 Tết

Ý nghĩa lễ cúng đêm 30 Tết

Xem thêm: Những mẫu án gian thờ đẹp, cao cấp chuẩn phong thủy

Cần sắm sửa gì cho lễ cúng Tất Niên

Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất Niên không quá nặng về vật chất, tùy theo điều kiện gia đình mà chuẩn bị, cốt yếu là tấm lòng thành của gia chủ dành cho Tổ tiên.

Mâm cúng dành cho đêm tất niên

Thông thường cúng Tất Niên cần sắm lễ vật như sau:

-       Mâm ngũ quả (Dừa, đu đủ, mãng cầu, quất, chuối, bưởi,…)

-       Hoa cúc vàng

-       Nhang rồng phụng

-       Đèn cầy hoặc đền thờ

-       1 bát gạo trắng

-       1 bát muối trắng

-       1 chai rượu nếp

-       1 gói trà Bắc

-       Giấy chứng tất niên

-       Bánh, kẹo hoặc cà phê

-       Đĩa trầu cau

-       Cháo trắng loãng

-       Chè

-       Xôi gấc

-       Bộ tam sên

-       Gà luộc để nguyên con

-       Heo sữa quay

-       Bánh chưng (khi nào gần cúng hẵng bóc bánh)

-       Chả lụa hoặc chả giò.

Đây là danh sách đồ cúng Xưởng Gỗ Đẹp đã chuẩn bị cho bạn, để gia đình bạn có thể sắm sửa lễ vật đầy đủ nhất cúng tất niên.

Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng dành cho gia tiên

·      Đối với miền Bắc

-       Gà luộc để nguyên con

-       Bánh chưng bóc sẵn

-       Xôi gấc hay đậu xanh

-       Chả giò có thể dùng chả lụa

-       Rau xào lòng gà (có thể thay thế bằng đĩa củ quả luộc)

-       Canh măng miến hoặc canh thịt mọc

·      Đối với miền Trung và miền Nam

-       1 đĩa thịt kho tàu

-       Bánh tét

-       Canh khổ qua thịt

-       Chả giò, chả lụa

-       Gỏi tôm

-       Dưa giá và củ kiệu

Bài văn cúng 30 Tết đầy đủ nhất

Mỗi gia đình sẽ chọn những địa điểm để tổ chứng cúng ngày 30 Tết như nên sẽ có nhiều người muốn tìm hiểu về văn khấn 30 Tết chuẩn như thế nào như văn khấn 30 tết ngoài sân, văn khấn 30 tết trong nhà, văn khấn 30 tết tại cơ quan... Sau đây Xưởng Gỗ Đẹp xin gửi tới bạn và gia đình, bài văn khấn 30 tết đầy đủ, chính xác và chuẩn chỉnh nhất với những ý nghĩa tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Bài văn cúng 30 Tết đầy đủ nhất

Bài văn cúng 30 Tết đầy đủ nhất

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cách cúng lễ Tất Niên sao cho chuẩn nhất?

Có rất nhiều độc giả đưa ra câu hỏi “thể hiện lòng thành kính và cách bài trí mâm cúng Tất Niên sao cho đúng?”

Sau đây Xưởng Gỗ Đẹp sẽ hướng dẫn cách cúng chính xác nhất để bạn và gia đình chuẩn bị và cúng Tất Niên một cách đầy đủ mà không gặp sai sót để đắc tội với bậc cha ông, tổ tiên.

Độc giả nên thực hiện cách bày trí mâm cúng Tất Niên theo các bước sau đây:

-       Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần có trong mâm cúng gia tiên và mâm cúng Tất Niên được nêu trên.

-       Chuẩn bị lời văn khấn 30 Tết có nội dung như Xưởng Gỗ Đẹp cung cấp.

-       Nên chọn giờ đẹp hợp với gia chủ để thực hiện nghi lễ cúng Tất Niên.

-       Chuẩn bị không gian cúng thoáng đãng, rộng rãi để bày trí mâm cỗ cúng cũng như các vật phẩm khác, không đủ chỗ thì có thể chuẩn bị thêm 1 cái bàn.

-       Đặt lễ vật lên trước khu vực bàn thờ để cúng.

-       Thắp nhang đèn để mời gia tiên về báo cúng tất niên.

-       Gia chủ ăn mặc nghiêm chỉnh đứng trước bàn thờ gia tiên đọc bài văn khấn 30 Tết rõ ràng.

-       Sau khi nhang cháy hết thì gia chủ lấy tiền vàng mã mang đi hóa để tạ ơn.

Tổng hợp: [101+] Mẫu bàn thờ treo tường chuẩn phong thủy, tài lộc 2023

Một số lưu ý khi thực hiện cúng Tất Niên

Mỗi gia đình sẽ có cách bài trí mâm lễ cúng khác nhau, tuy nhiên, trên bàn thờ gia tiên chỉ nên để mâm ngũ quả và vàng mã.

Dùng một chiếc bàn nhỏ bên dưới để đặt mâm cỗ mặn.

Cần lưu ý, mâm ngũ quả phải là những loại quả tươi ngon, có hình tròn không gai góc, thông dụng, đẹp mắt (bưởi, dưa hấu, quýt, táo, nho…) và không được đặt ở chính giữa mà phải đặt ở bên phải hoặc trái bàn thờ gia tiên.

Hoa phải là hoa tươi, không được mang hoa giả lên để cúng, người ta thường chọn những loại hoa ví dụ như hoa ly, hoa lay-ơn…

Vàng mã chỉ cần chuẩn bị đủ, không cần phải chuẩn bị quá nhiều.

Văn khấn 30 Tết cần được chuẩn bị kỹ lưỡng tránh sai sót làm ảnh hưởng đến may mắn trong gia đình.

Tuyệt đối những lễ vật dùng để thờ cúng thì không nên mặc cả khi đi mua ngoài chợ.

Một số lưu ý khi thực hiện cúng Tất Niên

Một số lưu ý khi thực hiện cúng Tất Niên

Tham khảo ngay: Các mẫu bàn thờ thần tài đẹp, hiện đại giá rẻ nhất hiện nay.

Điều cần tránh khi làm lễ cúng kẻo mang tội với bề trên

Làm mâm cúng vào buổi sáng hoặc buổi trưa

Nhiều gia đình có nhiều công việc bận rộn thường chọn làm mâm cúng ngày 30 Tết vào buổi sáng hoặc trưa. Tuy nhiên, điều này lại không đúng theo truyền thống.

Bởi mâm cơm cúng 30 Tết tượng trưng cho việc tạm biệt năm cũ, rũ bỏ điều xui xẻo và chào đón năm mới với nhiều điều an lành vì thế thời điểm thích hợp nhất để làm lễ sẽ là vào buổi chiều tối.

Sau khi làm lễ xong, chờ hương tàn mới xin lộc và hạ mâm để cả gia đình sum vầy bên nhau ăn bữa cơm Tất Niên chiều cuối năm.

Cười nói trong lúc cúng

Một trong những điều tối kỵ cần phải tránh trong thời điểm làm lễ cúng ngày 30 Tết chính là việc cười nói lúc làm lễ.

Việc nói lớn, khấn to được coi là hành động bất kính. Chính vì vậy, khoảng thời gian làm lễ cúng gia chủ cần nói năng khẽ khàng, lịch sự và không sử dụng những từ ngữ thô tục.

Khi tiến hành lễ cúng 30 Tết, các thành viên trong gia đình cần quây quần đông đủ, mặc trang phục chỉnh tề và nghiêm trang để tiến hành làm lễ.

Tránh đổ vỡ đồ đạc trong gia đình

Một lưu ý rất quan trọng trong khi làm cơm cúng trong ngày lễ, đó chính là tránh gây đổ vỡ. Theo dân gian, sự đổ vỡ trong thời điểm chuyển giao đầu năm sẽ mang đến điềm xui xẻo.

Ngoài ra, các bà nội trợ cũng đặc biệt cần cẩn thận và chú ý tránh cho rượu, đèn nến bị đổ hoặc rơi vãi trên nền nhà đây cũng được xem là một điều không may mắn đến với gia đình dịp đầu năm.

Tránh gây bất hòa

Trong những ngày cuối năm, các thành viên có thể mệt mỏi do áp lực từ công việc dọn dẹp, mua sắm đồ Tết dẫn đến sự bất hòa trong gia đình.

Tránh để xảy ra những việc không hay và thường xuyên dùng những lời nói động viên lẫn nhau, điều này sẽ giúp cho không khí gia đình thêm ấm cúng, chan hòa cùng một bữa cơm gia đình cuối năm vui vẻ và hạnh phúc.

Điều này sẽ mang đến một năm mới đầy may mắn, thuận lợi và bình an cho mọi người trong gia đình.

Trên đây Xưởng Gỗ Đẹp đã chia sẻ lễ nghi trong lễ cúng với mâm cúng Tất Niên kết hợp với văn khấn 30 Tết nhằm giúp độc giả chuẩn bị lễ cúng đầy ý nghĩa, thể hiện lòng thành và sự hiểu biết cũng như sự chuẩn bị chu đáo của gia đình. Nếu các bạn có thắc mắc hay muốn Xưởng Gỗ Đẹp tư vấn về lễ cúng Tất Niên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0964288893 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Xem thêm:

icon icon icon